Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu là gì?

 

 

1. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỂ TRÁNH NHỮNG HỆ LỤY TIÊU CỰC.

Bạn biết rõ một sản phẩm “bán chạy”, một nhãn hiệu được người tiêu dùng yêu thích sẽ ngay lập tức có hàng nhái theo mẫu mã, theo nhãn hiệu của bạn với rất nhiều chiêu trò. Nguy cơ này có thể đến từ chính đối thủ cạnh tranh của bạn và cả những thành phần “cơ hội”. Vậy bạn nên làm gì khi đứng trước vấn đề này?

2. SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO VỆ

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được ban hành đã ghi nhận thành văn Chính sách của nhà nước về sở hữu trí tuệ. Trong đó, Nhà nước “Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân” (Điều 8 – Luật Sở hữu trí tuệ), đồng thời đã trao cho bạn quyền để bảo vệ lợi ích chính đáng của chính bạn.

 Bạn có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải: (i) chấm dứt hành vi vi phạm, (ii) bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu của bạn bằng các chế tài hành chính, (iii) hoặc khởi kiện ra tòa án.

Trên đây là lời khuyên về việc có nên đăng ký nhãn hiệu. Nếu cần tư vấn thêm hoặc muốn đăng ký hãy liên hệ với ATLAS để tìm hiểu thêm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín của chúng tôi.

Bài viết liên quan